Hỏi đáp

Hỏi đáp

Trước khi đi tìm hiểu sâu hơn về xi măng chúng ta cần phải nắm được khái niệm xi măng là gì. Có thể hiểu đơn giản xi măng chính là chất kết dính thủy lực. Ở điều kiện bình thường chúng có dạng bột mịn, màu đen xám. Còn khi trộn cùng nước, cát, đá, sỏi thì sau một thời gian ngắn chúng sẽ trở thành một thể cứng như đá, có độ bền và khả năng chịu lực tốt.

Thành phần

Các thành phần xi măng bao gồm đất sét, đá vôi cùng một số chất khác được trộn theo một tỉ lệ nhất định và nghiền mịn để tạo ra xi măng.

Quy trình sản xuất

Quy trình sản xuất xi măng được chia làm 6 giai đoạn, bao gồm:

  • Giai đoạn 1: Tách chiết nguyên liệu thô

Để sản xuất xi măng người ta cần sử dụng một số nguyên liệu thô như sắt, canxi, silic, nhôm ở trong đất sét cùng với đá vôi và cát. Các nguyên liệu thô sẽ được tách ra từ các núi đá vôi. Chúng được vận chuyển tới các nhà máy để tiếp tục công đoạn sản xuất thông qua băng chuyền. Bên cạnh đó cũng có một số nguyên liệu khác được sử dụng trong quá trình sản xuất xi măng như đá phiến, vảy thép cán, tro bay, bô xít. Các khối đá có kích thước lớn trước khi được vận chuyển tới nhà máy sẽ được nghiền nhỏ bằng với kích thước của các viên sỏi.

  • Giai đoạn 2: Phân chia tỷ lệ, trộn lẫn và nghiền

Nguyên liệu thô từ quặng sẽ được vận chuyển tới các phòng thí nghiệm của nhà máy. Đây là nơi sẽ tiến hành các công việc phân tích và chia tỉ lệ đá vôi : đất sét một cách chính xác. Thông thường, tỉ lệ chia sẽ là 80% : 20%. Rồi đưa vào máy nghiền. Các công nghệ sản xuất xi măng đều khá hiện đại nên quá trình nghiền diễn ra nhanh, đá vôi, đất sét sau khi nghiền tạo thành bột mịn. Các nguyên liệu thô còn lại sẽ được trữ trong đường ống sau khi nghiền thành bột mịn.

  • Giai đoạn 3: Trước khi nung

Trước khi tiến hành nung, nguyên liệu đã nghiền hoàn chỉnh được cho vào trong buồng trước nung. Buồng này tận dụng nguồn năng lượng nhiệt tỏa ra từ lò nên rất tiết kiệm nguyên liệu.

  • Giai đoạn 4: Giai đoạn trong lò

Nguyên liệu nghiền từ buồng trước nung sẽ được đẩy vào trong lò nung. Nhiệt độ trong lò có thể lên tới 1450 độ C. Trong lò xảy ra phản ứng giữa Ca và SiO2 để tạo ra CasiO3 – thành phần chính của xi măng. Để cung cấp nhiệt cho lò nung người ta sử dụng than đá hoặc là khí tự nhiên. Các nguyên liệu rơi xuống vị trí thấp nhất trong lò nung sẽ tạo thành sỉ khô.

  • Giai đoạn 5: Làm mát và nghiền thành phẩm

Sỉ được lấy ra khỏi lò và dùng khí cưỡng bức để làm mát. Chúng tỏa ra lượng nhiệt hấp thụ và nguội dần. Lượng nhiệt tỏa ra lại được thu trở ngược vào lò nên rất tiết kiệm năng lượng nhiệt. Các viên bi sắt có tác dụng nghiền bột mịn thành xi măng.

  • Giai đoạn 6: Đóng gói và vận chuyển

Người ta đóng gói xi măng thành các bao có trọng lượng từ 20 – 40kg/bao và vận chuyển tới các đại lý, cửa hàng tiêu thụ.

Nhắc tới xi măng người ta sẽ thường nhớ tới một số tính chất sau:
• Xi măng là loại vật liệu có chứa nhiều thành phần khoáng
• Xi măng có độ mịn cao
• Khối lượng riêng của xi măng là 3.05 – 3.15 g/cm3
• Lượng nước tiêu chuẩn của xi măng thành phần khoáng vật và độ mịn
• Thời gian ninh kết của xi măng được xác định bằng dụng cụ Vicat
• Tính ổn định thể tích của xi măng thay đổi do sự trao đổi nước của hồ xi măng và môi trường
• Khoáng vật, độ mịn và hàm lượng thạch cao quyết định tới lượng nhiệt xi măng phát ra khi rắn chắc
• Cường độ và Mác xi măng theo TCVN 4032:1985

Ngày nay, khi xây dựng nhà ở dân dụng, chủ yếu người ta vẫn trộn xi măng theo cách thủ công. Vậy cách trộn xi măng thủ công như thế nào cho chính xác? Dưới đây là cách và công thức trộn:

Công thức trộn xi măng với cát = 1 xi măng + 4 cát + 6 đá

  • Bước 1:Cho xi măng và cát trộn chung với nhau theo tỉ lệ 1:4, khi trộn cần thực hiện đều tay
  • Bước 2:Cho nước từ từ vào trong hỗn hợp xi măng cát và trộn đều. Không nên cho quá nhiều nước bởi nó có thể làm hỗn hợp bị nhão nhưng cho quá ít thì lại khiến hỗn hợp khô. Vì vậy hãy cho từ từ để điều chỉnh kịp thời.
  • Bước 3:Rải sỏi và đá thành lớp dày khoảng 10 – 15cm. Tiếp đó là cho hỗn hợp xi măng, cát, nước mới trộn lên.

Trong quá trình trộn xi măng thủ công nên sử dụng nước sạch và lượng nước cho vào phải phù hợp. Ngoài ra, sỏi đá cho vào xây dựng cũng cần phải trải qua sàng lọc, rửa bằng nước sạch.

Xi măng xá là xi măng công nghiệp, chuyên dùng cho các trạm trộn bê tông tươi, các công trình công nghiệp, dân dụng, thủy lợi, cầu đường…
Xi măng xá PCB 40 có ưu thế về cường độ xi măng cao, tỉ lệ cát, đá trộn được nhiều hơn, độ dẻo cao, không bị nứt, chịu được môi trường phèn nhiễm mặn, xâm thực.

§  Đặc tính xi măng xá

Xi măng xá là loại xi măng chuyên dụng cho các công trình công nghiệp, quy mô lớn với những đặc tính như:

Cần lượng nước thấp, giảm sự tách nước, phân tầng đảm bảo cho hỗn hợp bê tông đồng nhất, đạt cường độ cao.
Cho hỗn hợp bê tông có độ sụt cao, khả năng duy trì độ sụt trong thời gian đủ dài, đáp ứng yêu cầu về vận tải và khiến cho bê tông dễ bơm, dễ thi công.

Cường độ ban đầu (3 và 7 ngày) phát triển nhanh, rút ngắn thời gian thi công. Cùng lúc đó cường độ cao sau 28 ngày.
Giảm sự co ngót và toả nhiệt tránh nứt vỡ bê tông. Tăng tính chống thấm, tính chống xâm thực của môi trường.

§  Ưu điểm xi măng xá

Xi măng xá có những ưu điểm có thể nói đến như: cường độ xi măng cao, tỉ lệ cát, đá trộn được nhiều hơn, độ dẻo cao, không bị nứt, chịu được môi trường phèn nhiễm mặn, xâm thực. Cường độ 3 ngày tối thiểu 28MPA, 28 ngày ít ra 50MPA.

§  Ứng dụng của xi măng xá

Xi măng xá được thiết kế chuyên biệt cho các nhà sản xuất, thiết kế bê tông chất lượng cao và bê tông chuyên dụng, trao cho các nhà thầu tạo ra phục vụ các dự án hạ tầng qui mô lớn như: công trình ngầm, đập thuỷ điện, sân bay, …

Bảo quản xi măng xá như thế nào?

Khi dùng xi măng xá bạn cần quan tâm đến các bảo quản và dùng để giúp xi măng có được đạt kết quả tốt tuyệt vời nhất.

Cách bảo quản xi măng xá

  • Xi măng xá để địa điểm khô ráo.
  • Không xếp xi măng trực tiếp xuống nền kho.
  • Lô hàng nào sản xuất trước, xuất kho dùng trước.

Sử dụng xi măng xá

  • Dùng cát, đá, sỏi phải sạch, không nhiễm mặn.
  • Trộn khô xi măng với cát đá trước khi trộn nước.
  • Che chắn mưa nắng trong 10 giờ đầu khi mới đổ bê tông

Mác xi măng được hiểu là cường độ chịu nén của xi măng. Khi bạn đem vữa xi măng + cát + nước trộn theo một tỷ lệ tiêu chuẩn. Mác xi măng còn được gọi là mác bê tông.

Tùy thuộc vào điều kiện và yêu cầu xây dựng đối với các công trình khác nhau mà quy định về kích thước của  mác xi măng là khác nhau. Để các tiêu chuẩn được chính xác thì chúng ta nên dùng hệ số chuyển đổi.

TIÊU CHUẨN VỀ MÁC XI MĂNG TRONG XÂY DỰNG

Có nhiều cách để xác định mác xi măng tiêu chuẩn trong xây dựng. Để xác định được mác xi măng thực tế, cần phải có ít nhất một tổ hợp mẫu lấy tại ngay công trường. Bao gồm ba mẫu thành phẩm bê tông đồng nhất về vị trí, phương pháp lấy mẫu và điều kiện dưỡng hộ.

Đối với các cấu trúc lớn, các mẫu trên cùng cấu trúc phải ở các vị trí khác nhau. Cũng như số lượng của chúng phải đủ lớn để mang tính đại diện cho toàn bộ cấu trúc đó.

Các giá trị trung bình của điều kiện ứng suất nén tại thời điểm phá hủy của cả ba mẫu được lấy để xác định mác của xi măng làm nên mẫu bê-tông ấy (thường rơi vào 28 ngày tuổi).

Nếu thời điểm nén mẫu không phải là 28 ngày sau khi ninh kết xi măng (thường là 3 hoặc 7 ngày sau đó) thì mác xi măng được xác định gián tiếp thông qua biểu đồ tăng trưởng. Cường độ của mẫu xi măng tiêu chuẩn là đã ninh kết tương ứng.

Các kết quả nén mẫu ở tuổi 3 hoặc 7 ngày là các kết quả kiểm tra nhanh. Chưa được xác định chính thức. Kết quả nén mẫu ở 28 ngày coi là mác xi măng thực tế.

Cấu trúc bê-tông tại vị trí được coi là đạt yêu cầu thiết kế khi giá trị trung bình của mỗi mẫu không được nhỏ hơn mác thiết kế. Tuy nhiên đồng thời không có mẫu nào trong các tổ mẫu có kết quả kiểm tra dưới 85% mác thiết kế.

CƯỜNG ĐỘ CHỊU NÉN CỦA MÁC XI MĂNG

Khi nói đến mác xi măng là nói đến cường độ chịu nén của một mẫu xi măng đã ninh kết.

Theo tiêu chuẩn Việt Nam (TCVN 3105: 1993, TCVN 4453: 1995), mẫu đo cường độ là mẫu bê tông hình khối có kích thước 150 mm x 150 mm x 150 mm theo tiêu chuẩn được TCVN 3105: 1993. Được dưỡng hộ trong vòng 28 ngày sau khi xi măng đã ninh kết.

Sau đó mẫu ấy được đưa vào máy nén để đo ứng suất nén phá hủy mẫu. Qua đó ta xác định được cường độ chịu nén của mẫu, Trong các đơn vị MPa (N / mm²) hoặc daN / cm² (kg / cm²).

Theo quy định về kết cấu xây dựng thì bê-tông phải chịu được nhiều tác động như: chịu nén tốt, uốn, kéo, trượt, trong đó chịu nén là lợi thế lớn nhất.

Do đó, cường độ chịu nén thường được sử dụng để làm tiêu chuẩn đánh giá chất lượng của mác xi măng.

Bảng cường độ chịu nén của mác xi măng:

Cấp độ bền, chịu nén

Cường độ trung bình của mẫu thử tiêu chuẩn

Mác theo cường độ chịu nén

cấp độ bền, chịu nén

Cường độ trung bình của mẫu thử tiêu chuẩn

Mác theo cường độ chịu nén

B3.5

4,50

M50

B35

44,95

M450

B5

6,42

M75

B40

51,37

M500

B7.5

9,63

M100

B45

57,80

M600

B10

12,84

M150

B50

64,22

M700

B12.5

16,05

M150

B55

70,64

M700

B15

19,27

M200

B60

77,06

M80

B20

25,69

M250

B65

83,48

M900

B22.5

28,90

M300

B70

89,90

M900

B25

32,11

M350

B75

96,33

M1000

B27.5

35,32

M350

B80

102,75

M1000

B30

38,53

M400

     

CÁC LOẠI MÁC XI MĂNG

Mác xi măng được phân thành nhiều loại như 100, 150, 200, 250, 300, 400, 500 và 600. Và giá xi măng cho mỗi loại mác này lại khác nhau

Ví dụ : khi nói đến mác xi măng 200 chính là nói về ứng suất nén của mẫu bê-tông kích thước tiêu chuẩn, được dưỡng hộ trong điều kiện tiêu chuẩn, được nén ở 28 ngày tuổi, đạt 200 kG / cm².

Còn cường độ chịu nén mác xi măng 200 thì chỉ là 90 kG / cm². Được lấy để tính toán theo thiết kế cấu trúc của mẫu xi măng đã ninh kết. Tạo thành bê-tông theo trạng thái giới hạn. Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ sản xuất vật liệu xây dựng hiện đại. Con người có thể sản xuất xi măng có cường độ chịu nén đến 1000 kg / cm² một cách đơn giản.

CÔNG THỨC TRỘN MÁC XI MĂNG THEO TỶ LỆ CHUẨN

Cách trộn bê tông đúng mác bê tông theo tỷ lệ là cách trộn vữa xây đúng mác. Giúp cho bê tông được chất lượng và làm việc hiệu quả nhất

Bê tông là hỗn hợp vật liệu gồm cát + đá + nước + xi măng. Vậy trộn như thế nào để đạt đúng mác theo quy định? Hầu hết, trên bao bì xi măng có ghi tỷ lệ trộn cho 1m3 bê tông.

Lấy thùng sơn 18 lít để làm tiêu chuẩn thì tỷ lệ trộn bê tông của từng loại mác sẽ là:

+ Bê tông mác 200: 1 bao xi măng + 4 thùng cát + 7 thùng đá

+ Bê tông mác 250: 1 bao xi măng + 3.5 thùng cát + 6 thùng đá

+ Bê tông mác 300: 1 bao xi măng + 2 thùng cát + 4 thùng đá

Trên đây là những thông tin chia sẻ về cách tính mác bê tông để tính khối lượng bê tông dựa vào bảng cấp phối bê tông của tất cả loại mác được sử dụng trong xây dựng. Những số lượng trong công thức trên đây chỉ mang tính tham khảo và có thể thay đổi trên điều kiện xây dựng thực tế.

BẢNG CẤP PHỐI MÁC XI MĂNG PC30

Mác xi măng

Xi măng PC30 (Kg)

Cát vàng (m3)

Đá (m3)

Nước (lít)

Mác xi măng 100 đá 4×6

200

0.53

0.94

170

Mác xi măng 150đá 4×6

257

0.51

0.92

170

Mác xi măng 150 đá 1×2

288

0.50

0.91

189

Mác xi măng 200 đá 1×2

350

0.48

0.89

189

Mác xi măng 250 đá 1×2

415

0.45

0.9

189

Mác xi măng 300 đá 1×2

450

0.45

0.887

176

Mác xi măng 150 đá 2×4

272

0.51

0.91

180

Mác xi măng 200 đá 2×4

330

0.48

0.9

180

Mác xi măng 250 đá 2×4

393

0.46

0.887

180

 Mác xi măng 300 đá 2×4

466

0.42

0.84

185

Xi măng PC là xi măng Pooc-lăng được nghiền từ clinker với một lượng thạch cao nhất định chiếm từ 5%. Chất lượng xi măng Pooclăng được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 2682:2009. Bao gồm 3 mác PC30, PC40 và PC50.

Xi măng PCB là xi măng Pooc-lăng hỗn hợp. Được sản xuất từ việc nghiền hỗn hợp clinker, thạch cao và phụ gia Lượng phụ gia kể cả thạch cao không quá 40% trong đó thì phụ gia đầy không quá 20%. Chất lượng xi măng Pooc-lăng hỗn hợp được xác định theo tiêu chuẩn TCVN 6260:2009. Bao gồm 3 mác PCB30, PCB40 và PCB50.

Như vậy có thể thấy về cơ bản 2 loại xi măng PC và PCB không khác nhau là mấy. Theo các chỉ tiêu chất lượng của xi măng của hai tiêu chuẩn TCVN 2682:2009 và TCVN 6260:2009. Có thể nhận thấy chúng chỉ khác đôi chút về hàm lượng phụ gia có trong đó. Xi măng PC thì cường độ ban đầu sớm hơn xi măng PCB. Hầu hết các chỉ tiêu chất lượng của 2 loại xi măng PC và PCB giống nhau. Và sự khác biệt là ở cường độ lúc 3 ngày tuổi.

Trên đây là những thông tin cơ bản để giải đáp thắc mắc mác xi măng là gì, các tiêu chuẩn và cường độ chịu nén của mác xi măng. Hy vọng rằng với những thông tin hữu ích này sẽ mang đến cho bạn những kiến thức quan trọng trong việc quản lý và xây dựng công trình của mình.

Bê tông tươi là bê tông trộn sẵn, hay gọi là bê tông thương phẩm. Đây là một hỗn hợp gồm cốt liệu cát, đá, xi măng, nước và phụ gia theo những tỉ lệ tiêu chuẩn để có sản phẩm bê tông với từng đặc tính cường độ khác nhau. Sản phẩm bê tông tươi được ứng dụng cho các công trình công nghiệp, cao tầng và cả các công trình nhà dân dụng với nhiều ưu điểm vượt trội so với việc trộn thủ công thông thường, do việc sản xuất tự động bằng máy móc và quản lý cốt liệu từ khâu đầu vào giúp kiểm soát chất lượng, hơn nữa rút ngắn thời gian thi công và mặt bằng tập trung vật liệu.

Trên thị trường hiện nay, có nhiều hãng cung cấp bê tông tươi tại nhiều khu vực khác nhau, tập trung phần lớn tại các thành phố lớn và vùng xây dựng phát triển.

Bê tông tươi được ứng dụng cho các công trình xây dựng và cả các công trình nhà dân dụng với nhiều ưu điểm vượt trội so với việc trộn bê tông thủ công thông thường. Bởi việc sản xuất tự động bằng máy móc và quản lý cốt liệu từ khâu đầu vào đã giúp bạn kiểm soát chất lượng. Đồng thời, bê tông tươi còn giúp rút ngắn thời gian thi công xây dựng và mặt bằng tập trung vật liệu.

ĐỘ SỤT BÊ TÔNG LÀ GÌ?

Bê tông là một trong những loại vật liệu rất quan trọng được sử dụng rộng rãi trong mọi lĩnh vực xây dựng. Trước khi đổ bê tông để đảm bảo độ chắc chắn của bê tông người ta sẽ tiến hành đo độ sụt của bê tông.

1/ KHÁI NIỆM

Độ sụt bê tông được hiểu là việc đo độ cứng hỗn hợp bê tông, tính ẩm ướt, tính lỏng. Hay đo chiều cao của hỗn hợp bê tông sau khi được được đổ trong nón sụt giảm khác nhau với những mẫu khác. Độ sụt được xác định theo TCVN 3105-93 hoặc ASTM C143-90A. Ký hiệu là SN.

Dụng cụ đo là hình nón cụt của Abrams, gọi là côn Abrams. Có kích thước 203x102x305 mm, đáy và miệng hở. Que đầm hình tròn có đường kính bằng 16mm dài 600mm.

Độ sụt bằng 305 trừ đi chiều cao của bê tông tươi. Căn cứ vào độ sụt trên thị trường hiện nay sẽ chia bê tông làm ba loại:

  • Loại cứng SN
  • Loại dẻo SN < 8
  • Siêu dẻo có SN=10–22 cm.

2/ ĐỘ SỤT BÊ TÔNG BAO NHIÊU LÀ HỢP LÝ

Có nhiều độ sụt khác nhau ứng với mỗi hạng mục và cách đổ bê tông (đổ tay, bơm tĩnh hay bơm cần), vị trí thi công hạng mục, thời tiết… Việc thay đổi độ sụt bê tông này là để đảm bảo có thể triển khai thi công được. Vậy độ sụt của bê tông bao nhiêu là hợp lý?

  • Với nhà dân dụng bạn có thể dụng lựa chọn là độ sụt 10 ± 2 (tối đa là độ sụt bê tông 12 ± 2 khi lên cao) khi dùng bơm để đổ bê tông.
  • Với bê tông móng đổ trực tiếp không dùng bơm thì độ sụt nên ít hơn là 6 ±2.

CÁCH KIỂM TRA ĐỘ SỤT BÊ TÔNG

1/ KIỂM TRA ĐỘ SỤT BÊ TÔNG ĐỂ LÀM GÌ

Kiểm tra độ sụt bê tông nhằm mục đích đo sự cân xứng của hỗn hợp bê tông. Mục đích là để kiểm tra xem độ nhuyễn của hỗn hợp bê tông trong giới hạn mà bạn mong muốn hay không. Thông số này thường được các đơn vị cung cấp bê tông ghi rõ trên phiếu bê tông.

Kiểm tra độ sụt bê tông là để đo lường sự đồng nhất của bê tông. Nhiều yếu tố được tính đến khi thỏa mãn các yêu cầu cụ thể của cường độ bê tông, và để đảm bảo rằng một hỗn hợp đồng nhất xi măng đang được sử dụng trong quá trình xây dựng.

Độ sụt bê tông ảnh hưởng tác động trực tiếp đến độ quy trình thi công bơm, đổ bê tông cũng giống như lắp bê tông tại vị trí đổ.

2/ THIẾT BỊ SỬ DỤNG KIỂM TRA

– Bộ côn thử độ sụt bê tông: Côn đo độ sụt bê tông (hình nón cụt):  kích thước: chiều cao h = 300 mm, đường kính đáy dưới D=200 mm, đường kính đáy trên d = 100 mm.

– Phễu đo độ sụt bê tông dùng để đổ bê tông vào côn được dễ dàng hơn.

– Đầm sắt – que đầm bằng sắt tròn trơn dài 600 mm, được bo tròn 1 đầu.

– Bay trộn

– Thước đo bằng kim loại độ chính xác 1 mm.

– Bàn côn đo độ sụt bê tông: Bằng thép, phẳng kích thước 400x400mm

3/ CÁC BƯỚC KIỂM TRA

Bước 1: Cố định nón sụt

Đầu tiên chúng ta đặt chảo trộn trên sàn nhà và làm ẩm. Giữ vững hình nón sụt giảm tại chỗ bằng cách sử dụng 2 chân giữ. Sau đó chèn hỗn hợp bê tông vào một phần ba hình nón, đầm chặt mỗi lớp 25 lần, đảm bảo không để khuấy.

Bước 2: Đổ bê tông vào nón và đầm kỹ

Tiếp tục thêm hỗn hợp để đánh dấu hai phần ba và lặp lại 25 lần nén cho một lần nữa. Đầm chặt vừa vào lớp trước bê tông và chèn hỗn hợp cho đầy nón sụt. Lặp lại quá trình đầm 25 lần

Nếu hỗn hợp bê tông không đủ để đầm nén thì thêm hỗn hợp và tiếp đầm chặt như trước. Sử dụng que đầm thép trong một chuyển động quanh cho đến khi bề mặt phẳng để gạt bỏ hỗn hợp bê tông thừa ở phần trên mở của hình nón sụt.

Sau đó từ từ tháo bỏ nón sụt bằng nâng nó theo chiều dọc trong thời gian (5 giây + / – 2 giây). Khi làm không được để khối bê tông di chuyển.

Bước 3: Tiến hành đo độ sụt

Chờ hỗn hợp bê tông sụt, tiến hành đo sự sụt giảm theo chiều cao. Chuyển hình nón ngược sụt xuống đặt bên cạnh các mẫu. Sau đó đặt que thép nén trên nón sụt giảm và đo khoảng cách từ thanh đến tâm di dời ban đầu.

CÁCH CHỌN ĐỘ SỤT BÊ TÔNG CHUẨN XÁC THEO TIÊU CHUẨN

Hiện nay, các loại bê tông thường được sản xuất với các mác bê tông 200, mác 250, mác 300, mác 350, mác400,…  Đối với công trình nhà ở, công trình dân dụng nhỏ thường sử loại mác bê tông 250 hoặc mác 300.

 1/ CÁCH CHỌN ĐỘ SỤT BÊ TÔNG

Sau đây là một số cách chọn độ sụt bê tông cho bạn tham khảo lựa chọn:

  • Với nhà nhỏ hơn 3 tầng có thể sử dụng mác bê tông 200. Nhịp giữa các dầm lớn thì dùng mác 250.
  • Với nhà từ 4 đến 6 tầng sử dụng mác 250. Nhịp giữa các dầm lớn thì dùng mác 300.
  • Với nhà từ 6 đến 10 thường sử dụng mác 300.

Đối với nhà dân dụng thường lựa chọn độ sụt là 10 ± 2 (tối đa là 12 ± 2 khi lên cao) khi dùng bơm để đổ bê tông. Riêng đối với bê tông để đổ móng đổ trực tiếp không dùng bơm thì độ sụt nên ít hơn: nên là 6 ± 2.

Đối với các công trình công nghiệp hay có quy mô lớn. Mỗi loại công trình khác nhau chọn độ sụt bê tông khác nhau như:

  • Móng nhà cao tầng, nhà kho, nhà xưởng: 300 – 400
  • Nhà công nghiệp nhịp lớn, silô, bể chứa: 300 – 400
  • Cọc bê tông đúc sẳn, cọc nhồi: 300 trở lên
  • Mố, trụ cầu, dầm cầu, dầm dự ứng lực: 350 trở lên.

2/ BẢNG TIÊU CHUẨN ĐỘ SỤT BÊ TÔNG

Sau đây là bảng tiêu chuẩn độ sụt bê tông theo từng loại mác bê tông:

CƯỜNG ĐỘ BÊ TÔNG (mac)

TIÊU CHUẨN

ĐỘ SỤT (mm)

ĐƠN VỊ TÍNH

100

Đá 1×2

120 ± 20

m3

150

Đá 1×2

120 ± 20

m3

200

Đá 1×2

120 ± 20

m3

250

Đá 1×2

120 ± 20

m3

300

Đá 1×2

120 ± 20

m3

350

Đá 1×2

120 ± 20

m3

400

Đá 1×2

120 ± 20

m3

450

Đá 1×2

120 ± 20

m3

500

Đá 1×2

120 ± 20

m3

Trên đây, chúng ta vừa tìm hiểu và khái quát về những nội dung quan trọng nhất liên quan đến độ sụt bê tông. Hy vọng rằng những thông tin trên đây đã giúp các bạn hiểu rõ độ sụt bê tông là gì? Và nắm được phương pháp cách chọn độ sụt bê tông chuẩn xác cho từng công trình. Cũng như cách tính độ sụt của vữa bê tông chính xác nhất. Chúc bạn thành công.

Hotline